Hen phế quản ở trẻ nhỏ không khác với hen phế quản ở người lớn. Tuy nhiên, hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ còn yếu. Nếu không điều trị đúng cách, trẻ có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ nắm rõ hơn về bệnh hen phế quản ở trẻ.
1. Nguyên nhân của bệnh hen phế quản ở trẻ
Hen phế quản ở trẻ - nguyên nhân do đâu?
Hen phế quản là bệnh gì?
Hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn hoặc bệnh suyễn (Asthma), là một bệnh lý viêm mạn tính của phế quản thuộc hệ hô hấp. Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân hoặc là nguy cơ cao gây bệnh hen phế quản ở trẻ.
Nguyên nhân khiến trẻ bị hen phế quản
Một điều dễ nhận thấy là mỗi khi thời tiết thay đổi từ nắng ấm sang lạnh; gió mùa đông bắc; áp thấp nhiệt đới; ẩm ướt; trẻ cảm lạnh do mặc không đủ ấm; tắm khi có gió lùa; mặc quần áo bị ướt... thì ở các trẻ có tiền sử hen phế quản rất dễ tái phát.
Ngoài ra, viêm đường hô hấp do vi sinh vật (như viêm mũi họng, VA, viêm phế quản, tiểu phế quản), một số thức ăn (như tôm cua, ốc…); lông của một số động vật nuôi trong nhà (như chó, mèo…); một số côn trùng, tiết túc, đặc biệt là mạt gà; một số dược phẩm hoặc đôi khi gắng sức (khóc, chạy nhảy nhiều, đùa nghịch quá mức…) cũng là một trong các nguy cơ cao làm cho trẻ có tiền sử bị hen phế quản tái phát.
Vấn đề khói, bụi bẩn cũng là một trong những vấn đề cần quan tâm. Khói thuốc lá, thuốc lào do người lớn phả ra một cách thường xuyên; khói bếp do đun rơm rạ, củi, rác, nhất là khói và khí của bếp than đá (than tổ ong); bụi nhiều nhất là các vùng đô thị vệ sinh môi trường, vệ sinh hoàn cảnh, vệ sinh công nghiệp chưa tốt... đều là những yếu tố có nguy cơ cao làm cho trẻ xuất hiện cơn hen phế quản.
Ngoài ra có thể kể đến một số yếu tố khác làm khởi phát cơn hen như: nấm mốc; vảy, da, lông thú vật; chất phụ gia trong thực phẩm và các chất bảo quản thực phẩm; một số loại dược, mỹ phẩm...
Trẻ có thể bị di truyền bệnh hen phế quản
Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh hen phế quản ở trẻ em. Nếu bố hoặc mẹ bị bệnh thì con của họ sinh ra có nguy cơ mắc hen là 30-50%. Nếu cả hai vợ chồng có bệnh hen thì tỷ lệ này ở con là 50-70%. Nếu bố mẹ không có ai bị hen, khả năng này ở con là 10-15%.
Ảnh hưởng của bệnh hen phế quản đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ
Bệnh hen phế quản nếu được kiểm soát tốt sẽ không ảnh hưởng gì đến hoạt động thể chất và tinh thần của trẻ. Trẻ có thể chơi mọi loại hình thể thao như các trẻ bình thường khác. Nếu hoạt động thể thao làm trẻ lên cơn hen, trẻ có thể được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn sử dụng thuốc để phòng ngừa và bảo vệ trong suốt quá trình chơi thể thao. Bệnh hen phế quản không thể trị dứt được, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát tốt nếu gia đình tuân theo chế độ điều trị và phòng ngừa của bác sĩ chuyên khoa.
2. Các dấu hiệu nhận biết hen phế quản ở trẻ
Dấu hiệu nhận biết hen phế quản ở trẻ.
- Đối với cơn hen phế quản nhẹ: Thường xuất hiện khi gắng sức (khóc, chạy nhảy quá mức…), biểu hiện như ho gà, nói được câu dài không bị ngắt quãng. Nghe phổi thấy có tiếng ran rít vào cuối thì thở ra.
- Đối với hen phế quản vừa: Cơn ho xuất hiện khi trẻ gắng sức, tiếng nói ngắt quãng, bắt đầu thấy dấu hiệu co kéo lồng ngực, hõm ức, hố thượng đòn. Nghe thấy ran rít khi thở ra.
- Đối với hen phế quản nặng: Khó thở, ho khi nghỉ ngơi, cánh mũi phập phồng; trẻ nhỏ không thể bú được; hiện tượng co kéo lồng ngực, mũi ức, hố thượng đòn rất rõ; nhìn môi của trẻ thấy tím tái. Nói hoặc khóc rất khó khăn (chỉ từng từ một). Nghe phổi có ran rít to cả khi trẻ thở ra và hít vào.
- Đối với cơn hen phế quản rất nặng (ác tính) thì trẻ khó thở dữ dội, không thể khóc hoặc nói và lúc này nghe phổi không còn thấy ran. Cơn hen xảy ra liên tiếp trong nhiều ngày nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Trong hen phế quản, nếu có kèm theo sốt thì rất có khả năng trẻ bị viêm đường hô hấp (có thể là hô hấp trên hoặc hô hấp dưới) do vi sinh vật (vi khuẩn, vi nấm hoặc virus).
=> Bắt bệnh qua tiếng ho của trẻ
3. Các phương pháp phòng ngừa bệnh hen phế quản ở trẻ nhỏ
Giữ cho thân nhiệt trẻ ổn định
Cần mặc ấm cho trẻ về mùa lạnh, nhất là khi đi ra khỏi nhà. Chỉ nên tắm cho trẻ khi không có cơn hen (trẻ vẫn ăn, chơi bình thường). Tắm ở buồng không có gió lùa, tắm nước ấm, cần tắm nhanh; tắm xong phải lau khô người cho trẻ ngay, lau bằng khăn khô và mặc ngay quần áo cho trẻ. Mùa lạnh mỗi lần chuẩn bị tắm, rửa cho trẻ nên chuẩn bị một số phương tiện như: quần áo sạch, lò sưởi, điều hòa nóng (nếu có điều kiện) để sau khi tắm, rửa xong là trẻ được tiếp xúc ngay với khí ấm, hạn chế lạnh đột ngột làm cho trẻ dễ bị cảm lạnh và nguy cơ xuất hiện cơn hen phế quản trên trẻ có sẵn tiền sử bị hen.
Tránh cho trẻ ăn thực phẩm hoặc tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây hen
Đối với trẻ có tiền sử hen phế quản thì không cho trẻ ăn, uống các loại thức ăn có nguy cơ cao xuất hiện cơn hen như: tôm, cua, ốc. Bố, mẹ và người lớn không nên hút thuốc trong nhà. Nếu chưa có điều kiện dùng bếp điện, bếp ga thì nên cải tiến bếp đun củi, rơm, rạ bằng loại bếp ít khói. Không nên nuôi chó, mèo trong nhà. Cần đề phòng có mạt gà chui trong chăn, gối, đệm bằng cách phơi nắng chăn, gối, đệm mỗi khi có điều kiện. Trong phòng ngủ của trẻ không nên quét nhà bằng chổi mà nên lau bụi bằng khăn ướt, hút bụi bằng máy (nếu có thể).
Trẻ đã từng bị hen phế quản, đã được bác sĩ tư vấn và điều trị cần nghe theo chỉ dẫn của thầy thuốc, đặc biệt cần điều trị phòng hen theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Khi trẻ bị hen phế quản, ngoài việc điều trị cắt cơn hen còn có điều trị dự phòng. Mặt khác, điều trị bệnh hen phế quản trẻ em không giống như người lớn về thuốc, liều lượng, cách dùng...
4. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị hen phế quản
Trẻ bị hen phế quản nên tránh những thức ăn có nhiều gia vị thường thấy ở các món salad; các loại uống giải khát và thực phẩm đóng hộp; thức uống lên men; rau cải ngâm dấm hoặc làm dưa chua; các loại trái cây khô đóng gói, chế biến sẵn hay một số đồ ăn biển (tôm, cua, ghẹ, mắm nêm). Trẻ không nhất thiết phải kiêng mọi thực phẩm kể trên. Cha mẹ nên theo dõi xem trẻ thường dị ứng với loại thực phẩm nào, khi ăn thức ăn nào thì hay bị lên cơn suyễn để phòng ngừa và cách ly. Ngoài ra, trẻ cũng nên kiêng ăn những thức ăn có thể gây dị ứng đối với cơ địa riêng của trẻ. Đồng thời, cần cảnh giác ngay với chính một số thuốc chữa bệnh như kháng sinh, thuốc Aspirin…
Cần ăn nhiều thức ăn có chứa vitamin C, magnesium và những acid béo Omega 3. Việc thiếu vitamin C phối hợp với điều kiện không khí ô nhiễm làm gia tăng những trường hợp bệnh suyễn, đặc biệt là đối với trẻ em.
Có thể thấy, bệnh hen đã trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, hen phế quản ở trẻ có thể kiểm soát triệt để nếu được điều trị đúng. Đồng thời, cha mẹ và gia đình cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.
2 LÝ DO ĐỂ BẠN CHỌN SIRO HO BEZUT CHO CON
1. Giảm ho nhanh cho bé
Hiệp đồng tác dụng các thành phần thảo dược an toàn và hiệu quả hàng đầu
như tinh dầu húng chanh, tràm, gừng, cao lá thường xuân, quất (tắc), đường phèn...
2. Giúp giảm nôn trớ khi ho ở trẻ em
Công thức đặc biệt phối hợp các thảo dược trong siro ho BEZUT ngoài giảm ho nhanh còn có
tác dụng làm ấm đường hô hấp, giảm nôn trớ khi ho hiệu quả ở trẻ em.